Vụ Công ty HUDS thu hồi các ki ốt vi phạm: Luật sư nói gì?

Cập nhật: 5/9/2017 | 2:16:59 PM

Liên quan đến phản ánh tố Công ty (HUDS) “cưỡng chế" và tự ý thu hồi kiốt của khách thuê, luật sư Lê Ngọc Hà đã giải thích cụ thể về vấn đề này. Báo Kinh doanh & pháp luật đã có bài viết “Lãnh đạo công ty HUDS nói về việc thu hồi ki ốt của khách hàng thuê”, đề cập đến quyền sở hữu, quyền quản lý khai thác và hợp đồng cho thuê đối với các ki ốt tầng 1 nhà chung cư do HUDS (Tổng công ty đầu tư phát triển nhà và đô thị) là chủ đầu tư nhưng giao cho Công ty TNHH một thành viên dịch vụ nhà ở và khu đô thị HUDS có quyền quản lý và khai thác.

Liên quan đến phản ánh tố Công ty (HUDS) “cưỡng chế" và tự ý thu hồi kiốt của khách thuê, luật sư Lê Ngọc Hà đã giải thích cụ thể về vấn đề này.
Báo Kinh doanh & pháp luật đã có bài viết “Lãnh đạo công ty HUDS nói về việc thu hồi ki ốt của khách hàng thuê”, đề cập đến quyền sở hữu, quyền quản lý khai thác và hợp đồng cho thuê đối với các ki ốt tầng 1 nhà chung cư do HUDS (Tổng công ty đầu tư phát triển nhà và đô thị) là chủ đầu tư nhưng giao cho Công ty TNHH một thành viên dịch vụ nhà ở và khu đô thị HUDS có quyền quản lý và khai thác. 
 
Để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về quyền lợi và trách nhiệm của hai bên cho thuê ki ốt và bên thuê ki ốt kinh doanh, Phóng viên đã có buổi làm việc với luật sư Lê Ngọc Hà - Trưởng Văn phòng luật sư Đa Phúc - Đoàn luật sư thành phố Hà Nội. 
Đánh giá tính pháp lý của quy định về việc bên cho thuê có quyền xử lý vi phạm khi bên thuê vi phạm hợp đồng tại Điều 9 của Hợp đồng thuê ki ốt số 461/2013 - một vấn đề còn đang gây nhiều tranh cãi, nhiều quan điểm trái chiều khác nhau trong dư luận hiện nay, luật sư Lê Ngọc Hà nhận định: Căn cứ nguyên tắc tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận được quy định tại Điều 4 của Bộ luật dân sự năm 2005, các bên tham gia ký kết hợp đồng cho thuê ki ốt có toàn quyền thỏa thuận các chế tài xử lý vi phạm, chế tài xử phạt vi phạm, chế tài yêu cầu bồi thường thiệt hại khi bên kia có một trong các hành vi vi phạm hợp đồng. 
Luật sư Lê Ngọc Hà - Trưởng Văn phòng luật sư Đa Phúc - Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội. 
Ngay tại Điều 9 của Hợp đồng thuê ki ốt số 461/2013 cũng đã định nghĩa rõ thế nào là vi phạm hợp đồng. Vi phạm hợp đồng đó có thể là việc bên thuê chậm trả tiền thuê hoặc không trả tiền thuê hoặc vi phạm bất kỳ điều gì trong hợp đồng đã ký kết. Căn cứ vào thông tin diễn biến sự việc trên thực tế do Công ty HUDS cung cấp cho thấy khách hàng thuê ki ốt là anh Đồng Văn Vinh đã có hành vi vi phạm hợp đồng cụ thể là không thanh toán tiền thuê ki ốt cho Công ty HUDS đúng hạn thậm chí là quá hạn, đã được Công ty nhiều lần thông báo bằng văn bản đề nghị rồi yêu cầu thanh toán tiền thuê nhưng ông Đồng Văn Vinh Vinh vẫn không hợp tác, không chi trả tiền thuê ki ốt. 
Với lỗi vi phạm trên đây của ông Đồng Văn Vinh, Công ty HUDS có đủ căn cứ chấm dứt hợp đồng và xử lý vi phạm của bên thuê theo khoản 9.2 và 9.3 Điều 9 của hợp đồng đã ký ngày 10/11/2013 trong đó có quyền tiến hành thu hồi lại ki ốt hay còn gọi là thu hồi lại mặt bằng Công ty đã cho thuê do bên thê đang sử dụng. Trong hợp đồng còn có thỏa thuận về việc nếu bên bị vi phạm đã thông báo trước bằng văn bản nhiều lần mà bên vi phạm không khắc phục, không thực hiện thì bên cho thuê có quyền thu hồi lại ki ốt đang cho thuê và có quyền di chuyển và giữ tài sản của bên thuê. 
Trên thực tế Công ty HUDS cũng đã thông báo nhiều lần cho bên vi phạm là ông Vinh nhưng ông Vinh vẫn không phối hợp nên Công ty HUDS phải làm các thủ tục trình tự để thu hồi ki ốt, di chuyển tài sản này sang một địa điểm khác niêm phong lại và chờ bàn giao lại cho bên thuê. 
Trao đổi với Phóng viên, luật sư Lê Ngọc Hà thẳng thắn bày tỏ: "Có một số quan điểm lập luận rằng, Hợp đồng cho thuê ki ốt Công ty HUDS đã ký với ông Đồng Văn Vinh là hợp đồng vô hiệu. Tôi cho rằng đó là quan điểm không đúng, không có cơ sở pháp lý cụ thể. 
Hình ảnh một kiốt của khách hàng thuê đã bị Công ty HUDS thu hồi. 
 
Thời hạn hiệu lực của Hợp đồng cho thuê ki ốt số 461/2013 của Công ty HUDS và bên thuê là ông Đồng Văn Vinh tính từ ngày ký là 10/11/2013 đến hết ngày 31/12/2014. Liền trước và liền sau ngày 31/12/2014 giữa hai bên cũng không có thỏa thuận về việc gia hạn hợp đồng hay ký kết hợp đồng mới nên có thể khẳng định hợp đồng cho thuê này là hết thời hạn và không còn giá trị để thực hiện. Bên Công ty HUDS có toàn quyền yêu cầu bên thuê phải trả lại tài sản cho thuê". 
Khi bình luận về hành động di dời tài sản của Công ty HUDS liệu có mang tính chất côn đồ như phản ánh của ông Đồng Văn Vinh hay không, Luật sư Lê Ngọc Hà cho biết: Việc thu hồi ki ốt số 09 của ông Đồng Văn Vinh do ông Vinh vi phạm nghiêm trọng hợp đồng đã ký, Công ty HUDS đã có quy trình thu hồi, lập tổ công tác, giao nhiệm vụ cụ thể để thực hiện công việc. 
Các thời điểm trước, trong và sau khi thực hiện việc thu hồi ki ốt đã có thông báo cho bên vi phạm là ông Đồng Văn Vinh cũng như các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền như chính quyền địa phương, Công an phường, tổ dân phố. Trình tự thủ tục thực hiện, căn cứ pháp lý mà Công ty HUDS đã áp dụng để thu hồi ki ốt của ông Đồng Văn Vinh đã rõ ràng, công khai như vậy thì không thể nói đó là cách hành xử mang tính chất trái pháp luật, làm ăn mang tính chất cướp bóc, côn đồ. Nếu ai đó hiểu như vậy là hiểu sai về bản chất của sự việc. 
Theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 và Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, khi tổ chức hoặc cá nhân mà có căn cứ cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại thì đều có quyền làm đơn khởi kiện ra cơ quan tòa án có thẩm quyền để yêu cầu xem xét giải quyết theo quy định của pháp luật. 
Trong trường hợp vụ việc thu hồi ki ốt kể trên phát sinh tranh chấp mà xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức hoặc công dân như bên Công ty HUDS là bên cho thuê và bên đi thuê là ông Đồng Văn Vinh thì một trong hai bên đều có quyền lập hồ sơ khởi kiện gửi ra cơ quan tòa án có thẩm quyền để được xem xét giải quyết theo đúng như quy định của Bộ luật dân sự năm 2015.

Căn cứ vào các tài liệu phía Công ty HUDS cung cấp và các thông tin, tài liệu thu thập được, các ki ốt tại tầng 1 Chung cư CT2-ĐN2 Định Công thuộc quyền sở hữu, quản lý và sử dụng hợp pháp của Công ty HUDS vì Công ty HUDS là Chủ đầu tư của dự án có khu chung cư này.

Sau khi hoàn thành việc đầu tư xây dựng dự án, Công ty HUDS đã giao trách nhiệm quản lý, khai thác các ki ốt, mặt bằng tại tầng 1 chung cư thuộc sở hữu riêng của Chủ đầu tư dự án cho công ty thành viên của mình là HUDS. HUDS có trách nhiệm quản lý, sử dụng, khai thác kinh doanh đối với các ki ốt tại tầng 1 Chung cư CT2-ĐN2 Định Công thì hoàn toàn có đầy đủ quyền và đủ tư cách đứng ra ký kết, thực hiện, giám sát thực hiện các hợp đồng cho thuê ki ốt đối với các tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng ki ốt để làm địa điểm kinh doanh thương mại.

Ngày 10/11/2013, trên cơ sở thỏa thuận, Công ty HUDS và anh Đồng Văn Vinh (địa chỉ thường trú tại xã Hương Lâm, huyện Hiệp Hòa, Bắc Giang) đã ký kết Hợp đồng thuê ki ốt số 641/2013/HĐTKÔ . Trong hợp đồng thuê ki ốt đã ghi rất rõ mục đích sử dụng ki ốt này là: kinh doanh tạp hóa, quần áo, giầy dép, văn phòng, cắt tóc… là những ngành nghề kinh doanh được Nhà nước cho phép.

Đánh giá về hình thức của hợp đồng, luật sư Lê Ngọc Hà nhận định: Hợp đồng thuê ki ốt số 641/2013 là hợp đồng bằng văn bản, đã tuân thủ quy định về hình thức của hợp đồng theo Điều 401 Bộ luật dân sự năm 2005. Do Công ty HUDS là doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh bất động sản nên hợp đồng cho thuê ki ốt do công ty phát hành ra là hoàn toàn hợp lệ, theo quy định của Luật công chứng và Luật đất đai thì loại hợp đồng này không cần phải công chứng, chứng thực.

Về nội dung của hợp đồng, Hợp đồng cho thuê ki ốt số 641/2013 đã tuân thủ đầy đủ các quy định chung về hợp đồng thuê tài sản theo quy định từ Điều 480 đến điều 491 Bộ luật dân sự năm 2005. Chủ thể giao kết hợp đồng một bên là Công ty HUDS có tư cách pháp nhân đầy đủ, hoạt động theo Luật doanh nghiệp, một bên là cá nhân ông Đồng Văn Vinh có năng lực hành vi dân sự.

Việc đàm phán, ký kết và thực hiện hợp đồng cho thuê ki ốt giữa hai bên là hoàn toàn tự nguyện, không có yếu tố bên nào lừa dối, đe dọa, cưỡng ép bên nào. Các điều khoản về mục đích và nội dung hợp đồng mà bên cho thuê và bên thuê ki ốt đã thống nhất, thỏa thuận trong hợp đồng trên không có nội dung nào trái pháp luật, không có nội dung nào trái đạo đức xã hội nên đương nhiên hợp đồng đã ký có giá trị pháp lý thực hiện đối với cả hai bên, được các cá nhân, tổ chức khác tôn trọng.

PV/KD&PL

 

Luật sư Lê Ngọc Hà tư vấn pháp luật trên VOV1 Đài tiếng nói Việt Nam
Bài đọc nhiều nhất